Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Quá trình thiết kế và cắt may quần Jean

Đây có thể nói là bước quan trọng nhất trong việc cắt may quần jean. Công việc này đòi hỏi người thiết kế phải có nhiều năm kinh nghiệm...
15 min read
Đây có thể nói là bước quan trọng nhất trong việc cắt may quần jean. Công việc này đòi hỏi người thiết kế phải có nhiều năm kinh nghiệm. Mỗi lần cần sản xuất mẫu mới, người thiết kế phải trải qua nhiều lần thử nghiệm để có thể cho ra được một mẫu ưng ý.



Việc lên mẫu chính là việc thiết kế từng bộ phận của mỗi quần jeans, đo đạc tính toán chính xác kích thước của mỗi phần để phục vụ cho việc cắt.

Thử form quần jeans

Sau khi hoàn thành bản thiết kế sơ bộ của từng phần, nhà thiết kế sẽ cắt vải và may để thử form quần. Sau đó người thiết kế sẽ điều chỉnh kích thước các phần nếu cần thiết, mỗi lần điều chỉnh kích thước là mỗi lần nhà thiết kế phải may thử một chiếc quần. Sau khi công việc thử form hoàn tất, nhà sản xuất sẽ tiến hành thử vải.

Thử vải

Đối với bất kỳ mẫu vải nào, các nhà sản xuất đều phải trải qua quá trình thử vải. Việc thử vải để xác định mức độ co rút của vải sau khi wash. Từ đó các nhà sản xuất tính toán để cắt vải để sao cho sau khi wash, chiếc quần co rút lại đúng kích thước mong muốn. Thông thường để thử vải, nhà thiết kế sẽ cắt một mẫu quần bằng tay, sau đó quần được may và wash để xác định các thông số.

Lên sơ đồ cắt vải và may

Cắt vải

Trong quá trình may quần jean, việc cắt vải có thể được coi là bước quan trọng thứ 2 chỉ sau phần thiết kế. Trong ngành công nghiệp sản xuất quần jeans vải được cắt công nghiệp, mỗi lần khoảng 50-100 lớp. Do vậy chỉ cần một sai sót nhỏ trong khâu cắt vải có thể khiến toàn bộ lô quần phải bỏ đi mà không thể hoàn thiện được.

Để cắt vải jeans người ta trải vải lên một mặt phẳng lớn, các lớp vải được xếp chồng lên nhau và phải phẳng tuyệt đối.

Dựa vào sơ đồ cắt, vải sẽ được cắt thành từng phần nhỏ tương ứng với mỗi phần của chiếc quần jeans. Phụ thuộc vào quy trình của từng nhà sản xuất, từng phần của chiếc quần sẽ được đánh số hoặc ký hiệu và được chuyển tới bộ phận may tương ứng.


May

Gần như tất cả các nhà sản xuất quần jeans đều thực hiện may quần jean theo dây chuyền. Tại đây, các bộ phận của quần jeans sẽ được ráp lại với nhau tạo thành một chiếc quần hoàn chỉnh.

Các nhà sản xuất quần jeans có thể có các quy trình may khác nhau trong đó các bộ phận của quần jeans sẽ được may theo thứ tự nhất định. Dưới đây là một ví dụ về quy trình may quần jean.

Chuẩn bị các bộ phận

May mắt xăng (đai quần – đỉa quần)
Mắt xăng là phần khá dễ may ở quần jeans đặc biệt với sự giúp đỡ của máy may chuyên dụng.

May túi trước và túi đồng hồ

Túi trước và vải lót sẽ được may cùng nhau, túi đồng hồ cũng được may lên phần túi trước để chờ ráp vào quần.


May hoặc đánh dấu mắt khuy và chỗ đóng nút.
Nhiều nhà sản xuất chỉ đánh dấu chỗ may mắt khuy, sau khi quần được wash xong thì mới may mắt khuy để tránh việc mắt khuy bị ảnh hưởng trong quá trình wash.

Ráp thân trước

May túi quần trước của quần jeans vào thân quần. Thông thường các nhà sản xuất dùng máy 2 kim để tạo thành 2 đường chỉ song song. Nếu nhà sản xuất sử dụng máy một kim thì phải may 2 lần.
May khóa quần: Khóa quần được may trực tiếp vào phần thân phía trước quần.
May đũng trước: Sau khi túi trước, khóa quần được hoàn thành thì việc cuối cùng của phần thân trước quần là may đáy (đũng) quần.

Ráp thân sau

Việc ráp thân sau của quần jeans đơn giản hơn so với việc may phần thân trước

May đường ngang dưới lưng quần
May túi sau
May đũng sau
Hoàn thiện công đoạn may quần jean

Sau khi phần thân trước và phần thân sau hoàn thiện, công việc tiếp theo là ráp 2 phần lại với nhau và “đánh bọ”. Để giúp cho chiếc quần jeans bền hơn, các nhà sản xuất đánh bọ tại một số điểm nối của các phần như phần túi sau, khóa kéo hay mắt xăng quần. Ngoài việc giúp chiếc quần thêm chắc chắn, việc đánh bọ còn tăng tính thẩm mỹ cho những chiếc quần jeans.

QUY TRÌNH WASH QUẦN JEAN

Wash quần jean là công đoạn gần như sau cùng để sản xuất quần jeans. Quần jeans sau khi may xong sẽ được mang đi wash để làm mềm vải và tạo thành các màu sắc, kiểu mài, sờn hoặc rách khác nhau phụ thuộc vào ý muốn của các nhà sản xuất. Như chúng tôi đã giới thiệu trong phần sản xuất vải denim. Để tăng độ bền cho vải các nhà sản xuất đã phủ một lớp keo vào các sợi dọc của vải khiến cho vải denim sống bị cứng. Ngoài việc tạo các hiệu ứng cho quần jeans thì mục đích của việc wash là khiến cho vải mềm hơn tạo cảm giác thoải mái khi mặc.


Ưu điểm của việc wash quần:

Loại bỏ các chất keo hoặc tinh bột có trong vải để vải mềm hơn. Ngoài ra người ta còn có thể cho các chất làm mềm vải để tăng độ mềm của quần jeans.
Loại bỏ các chất bẩn như bụi, tạp chất lẫn vào trong quần trong quá trình sản xuất.
Đối với các sản phẩm quần jeans may bằng vải co giãn, quá trình wash quần jean cũng làm những chiếc quần jeans này co lại hết mức. Và quần này sẽ không thể bị co lại thêm nữa trong quá trình sử dụng.

Đối với quần jeans đã wash thì khách hàng có thể mua về mà mặc ngay, không cần phải giặt lại.
Các kiểu mài, sờn, rách rất đa dạng khiến cho các mẫu quần jeans trở nên phong phú. Đây chính là điểm nổi bật khiến cho quần jeans khác xa các loại quần vải khác.

Các hạn chế của việc wash quần:

Thay đổi kích thước của quần jeans: đối với các quần jeans được may bằng vải co giãn, sau khi wash thì các quần này sẽ bị thu nhỏ kích thước. Tùy thuộc vào mức độ co giãn của vải mà các size bị nhỏ đi từ 1-3 size. Ví dụ nếu vải bị co giãn 2 size, để có sản phẩm sau khi wash là size 26 thì kích thước khi may sẽ là size 28.

Ảnh hưởng tới vải, chỉ và chất lượng của quần: Do các chất keo bị loại bỏ hoàn toàn trong quá trình wash nên quần jeans sau khi wash sẽ có độ bền kém hơn so với vải denim sống. Tùy thuộc vào cách wash quần jean mà mức độ ảnh hưởng tới vải và đường may khác nhau. Quần jeans có thể được giặt (wash) trong máy giặt công nghiệp lớn với nhiệt độ lên tới khoảng 80 độ C. Ngoài ra, để tạo được hiệu ứng sờn, rách người ta cho đá vào để giặt cùng. Các viên đá cọ xát với quần jeans tạo ra hiệu ứng sờn, quá trình này cũng khiến cho chỉ may quần jeans bị hỏng. Ngoài ra, đối với các quần jeans có độ co rút lớn, khi quần co lại và đường chỉ không co lại tương ứng (thông thường chỉ ko có khả năng co giãn) sẽ kiến đường may không thẳng.

Có nhiều cách cũng như công nghệ được sử dụng để wash quần jean và được chia thành 2 loại chính đó là wash hóa học và wash vật lý.

Quá trình wash sử dụng phương pháp hóa học
Phương pháp wash quần jeans sử dụng phương pháp hóa học là cách wash phổ biến nhất trên thế giới và được hầu hết các nhà sản xuất quần jeans lựa chọn sử dụng.

Tẩy màu

Trong quá trình này, người ta sử dụng các chất tẩy có khả năng ô xy hóa mạnh (vị dụ KMnO4) để wash quần jeans. Cách wash này dựa trên màu nguyên thủy của quần jeans, các nhà sản xuất sử dụng chất tẩy để tẩy 1 phần màu nguyên thủy của vải denim để cho ra kết quả màu sắc mong muốn. Cách wash này phục thuộc vào mức độ của chất tẩy, thời gian wash và nhiệt độ wash. Thông thường người ta sử dụng chất tẩy mạnh và thời gian wash ngắn trong phương pháp này. Dưới đây là 5 bước chính trong quá trình wash tẩy màu.

Bước 1: Loại bỏ chất keo

Đưa quần jeans vào trong máy giặt (khoảng 100kg quần/lượt)
Cho nước vào máy giặt theo tỷ lệ (có thể là 1:5 – 5 lít nước cho 1kg quần jeans) và cho máy giặt quay ở tốc độ 12-15 vòng/phút
Cho thêm chất xúc tác (khoảng 3kg)
Cho chất tẩy (khoảng 1kg)
Điều chỉnh nhiệt độ để nước đạt khoảng 60 độ C
Duy trì quá trình giặt trong khoảng 20 phút rồi xả nước
Giặt lại với nước nóng (40-50 độ C) trong 5 phút

Bước 2: Tẩy màu

Cho nước vào máy giặt theo tỷ lệ 1:5
Bật cho máy chạy (tốc độ quay 12-15 vòng/phút) và cho nước soda (khoảng 2kg Na2CO3) vào máy
Cho thêm kiềm (NaOH) vào máy giặt (2kg kiềm)
Cho thêm chất tẩy (H2O2) vào với tỷ lệ 5ml chất tẩy cho mỗi lít nước
Đưa chất tạo ổn định vào với tỷ lệ 2ml cho mỗi lít nước
Điều chỉnh nhiệt độ trong máy giặt lên 70-80 độ C
Duy trì việc này trong khoảng 60-70 phút và xả nước
Giặt lại với nước nóng (khoảng 50 độ C)

Bước 3: Trung hòa hóa chất

Cho nước vào máy giặt theo tỷ lệ như trên
Chạy máy với tốc độ 12-15 vòng/phút
Thêm a xít acetic vào (CH3COOH) với tỷ lệ 1-2ml cho mỗi lít nước
Duy trì quá trình quay khoảng 10-15 phút rồi xả nước

Bước 4: Xử lý làm sáng quần

Cho nước theo tỷ lệ 1:5 như trên
Cho chất làm trắng/sáng (hợp chất của Flo) định lượng tùy theo yêu cầu về độ sáng của màu
Điều chỉnh nhiệt độ trong máy lên 80 độ
Tiếp tục giặt trong khoảng 10 phút rồi xả nước

Bước 5: Làm mềm vải

Cho nước theo tỷ lệ 1:5 như trên
Cho máy chạy với tốc độ 12-15 vòng/phút
Cho thêm chất làm mềm vải (100g-500g cho 100kg quần jeans)
Điều chỉnh nhiệt độ vào khoảng 40-60 độ, cho máy quay trong 5 phút rồi xả nước sau đó có thể lấy quần khỏi máy.

Các hạn chế của việc wash theo phương pháp tẩy màu:

Khó kiểm soát quá trình wash do kết quả cuối cùng phụ thuộc vào hàm lượng chất tẩy, tốc độ máy, nhiệt độ của nước. Phương pháp này gần như không cho kết quả giống hệt nhau cho mỗi lần wash.


Khi màu sản phẩm ở trạng thái mong muốn, thời gian để dừng máy là rất ngắn, nếu chậm trễ là màu sản phẩm sẽ bị thay đổi. Chất tẩy mạnh cũng làm giảm độ bền của vải và chỉ may.

Gây ô nhiễm môi trường và có ảnh hưởng tới sức khỏe

Cần phải có biện pháp để khử clo.

Phương pháp wash bằng enzyme

Đây là phương pháp wash thân thiện với môi trường, quy trình wash giống với phương pháp wash bằng chất tẩy tuy nhiên wash bằng enzyme sử dụng các enzyme hữu cơ (vi khuẩn) để ăn cellulose trong vải để thay thế cho chất tẩy. Khi màu của quần jeans đạt tới mức độ yêu cầu, các nhà sản xuất sẽ tăng nhiệt độ hoặc thay đổi độ kiềm trong máy wah để vi khuẩn dừng hoạt động. Wash bằng enzyme thường có công suốt nhỏ hơn, mỗi lần wash khoảng 30-40 quần.

Wash sử dụng a xít

Quần jeans chưa wash được trộn lẫn với đá bọt, các viên đá bọt này trước đó được nhúng trong dung dịch tẩy (hypo clorit) hoặc thuốc tím (Kali pemanganat) để tẩy màu chỗ tiếp xúc giữa đá bọt và quần jeans. Thông thường cách wash này tạo ra sản phẩm quần jeans có độ mài không đồng nhất. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm nước so với phương pháp wash bằng chất tẩy.

Quy trình

Phương pháp này có quy trình gần giống với phương pháp wash sử dụng chất tẩy, điểm khác biệt duy nhất nằm ở công đoạn tẩy màu trong đó:

Các nhà sản xuất phải chuẩn bị đá tẩy màu với số lượng đá bọt tùy thuộc vào khối lượng quần cần wash. Đá bọt được nhúng vào dung dịch tẩy gồm 100 lít nước, 1kg kali pemanganat (KMnO4), 300 ml phosphoric (a xít phốt pho rích – H3PO4), thời gian nhúng đá trong dung dịch khoảng 2-3 phút, sau đó đá được phơi khô ngoài không khí trong khoảng 60-90 phút.

Tiếp đó, quần sau khi được tẩy keo được chia thành các phần nhỏ 20-30kg mỗi phần và cho vào máy sấy cùng với đá tẩy. Số lượng đá tẩy phụ thuộc vào màu sắc mong muốn của nhà sản xuất. Máy sấy sẽ chạy trong khoảng thời gian 5-7 phút, tại đây các viên đá cọ xát với quần jeans tạo thành các vết trầy xước tự nhiên, các phản ứng ô xy hóa khử ở chỗ tiếp xúc giữa đá và quần tạo nên kiểu mài cho quần.

Sau khi tắt máy sấy, gỡ quần ra khỏi các viên đá và tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo gồm trung hòa hóa chất, xử lý làm sáng màu và làm mềm vải.

Hạn chế của phương pháp wash bằng axit

Màu chàm của quần jeans có xu hướng ngả sang vàng nếu quá trình trung hòa hóa chất không được xử lý hoàn toàn. Để khắc phục tình trạng này, người ta có thể dùng a xít Ethylenediaminetetraacetic (C10H16N2O8) để tạo phức hợp với kim loại măng gan (Mn)

Quá trình wash quần jeans sử dụng phương pháp vật lý.

Wash đá

Trong phương pháp này, những chiếc quần jeans vừa được wash bằng phương pháp hóa học sẽ được đưa vào các máy giặt lớn và được trộn lẫn với đá bọt hoặc đá núi lửa để làm mềm và được mài sờn theo thiết kế. Sự khác nhau về thành phần đá, độ xốp, độ cứng, hình dạng và kích thước khiến cho đá có nhiều công dụng khác nhau. Đá bọt thường giúp quần jeans được mài và sờn vì những viên đá này sẽ mài mòn bề mặt quần jeans.

Quy trình wash đá cũng giống với quy trình wash bằng chất tẩy, điểm khác biệt là trong bước 2 “tẩy màu” thì người ta cho một lượng lớn đá vào máy giặt để quay cùng với quần. Thông thường lượng đá cho vào có trọng lượng bằng một nửa trọng lượng của mẻ quần.

Đá bọt là đá hình thành từ sự phun trào của núi lửa, đá bọt nhẹ và có độ xốp cao có thể nổi trên mặt nước, một số nước có nhiều đá bọt như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Indonesia và Philippines, đá bọt là một trong những thành phần quan trọng trong việc wash đá cho các sản phẩm may mặc, đá được dùng để mài mòn bề mặt của các sản phẩm vải tạo ra các màu tương phản và khiến vải mềm hơn, thông thường kích thước đá bọt dùng để wash có đường kính từ 1-7cm.

Hạn chế khi wash đá:

Gây tổn hại tới máy giặt và quần jeans do đá chà xát vào máy giặt và chà xát vào quần jeans.
Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra, kiểu dáng các quần trong cùng 1 mẻ wash không đồng nhất, một số quần bị hỏng do bị mài mòn quá nhiều.

Wash bằng phun cát

Trong phương pháp này, cát được sử dụng để mài quần. Các nhà sản xuất dùng súng phun cát để phun lên quần, những chiếc quần được treo trên máy để tự động xoay các phần cần wash màu hướng về máy phun cát. Với công nghệ thấp hơn thì người công nhân trực tiếp xoay các phần cần mài và phun cát vào. Đây là phương pháp thuần vật lý không sử dụng bất cứ chất hóa học nào. Phương pháp này cũng không sử dụng nước và không cần công đoạn sấy khô quần. Để mài quần, người ta trải từng chiếc quần lên bàn và sử dụng máy nén khí với lực tác động khoảng 3-4kg/cm2. Các hạt cát silicon (Al2(SiO4)3) được đưa vào máy bình chứa của máy nén khí và phun trực tiếp lên mặt quần. Thông thường góc tiếp xúc giữa luồng cát và quần trong khoảng 10-20 độ. Không khí và các hạt cát được phun ra từ máy nén khí tới các điểm mong muốn trên quần bò tạo nên hiệu ứng mài, sờn hay rách. Người điều khiển máy nén khí có thể điều chỉnh cường độ phun để tạo nên các sản phẩm khác nhau.


Đây là phương pháp wash ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của công nhân, ở một số nơi người ta sử dụng bột ô xít nhôm để thay cho cát. Do phương pháp wash này quá độc hại nên rất nhiều nước đã cấm phương thức sản xuất này. Hiện nay phương pháp wash bằng phun cát vẫn được một số nhà máy tại Trung Quốc hay Bangladesh sử dụng để sản xuất những chiếc quần có giá thấp.

"QC" Cơ sở may đồng phục spa giá rẻ uy tín Tp.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18  ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Website: https://maula.vn
SP: https://www.youtube.com/watch?v=VLUrkEZInDw
Bh: https://trungdan.com/may-dong-phuc-gia-re-tai-tphcm.html
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
https://www.heytv.vn/

Bạn có thể thích những bài đăng này

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK