Nội Dung & Guest Post Bởi Team HEYTv
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Vải Bố Vải Kate là gì? Chất liệu vải này được ứng dụng thế nào trong may mặc?

Vải Bố hay còn gọi là vải Canvas hoặc là vải thô Cotton. Đây là loại vải cao cấp với độ bền cao, chất liệu vải dày. Vì vậy loại vải này được ứng dụng khá nhiều trong may mặc cũng như đời sống của chúng ta.

Thực chất nó là loại vải được cấu tạo với bề mặt thô và chắc, được dệt từ những sợi gai dầu. Sợi gai dầu chính là một trong loại sợi xuất hiện sớm nhất trên thế giới. Vải và dây thường làm từ cây dầu gai đã được người Trung Quốc tạo ra vào khoảng năm 3000 trước công nguyên. Người Ấn Độ, vào năm 1500 trước công nguyên, đã dùng bông vào và dệt cùng với những sợi gai dầu.

Vải kate cho nhiều lựa chọn đồng phục sơmi

Vải Bố Vải Kate là gì? Chất liệu vải này được ứng dụng thế nào trong may mặc?


Sau đó tới thế kỷ VIII, khi mà Saracens và Moors đã đem bông từ Bắc Phi đến Châu Âu. Từ đó ở Venice và Barcelona sợi bông đã được người dân sử dụng và cho thêm vào trong quá trình dệt vải để tạo ra những cánh buồm cho các con thuyền. Và khoảng đầu thế kỷ 20 thì loại vải này đã được người mỹ đưa vào sản xuất tại những băng truyền của mình.

Các loại vải Bố được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

Cũng giống như các loại vải Xô, vải Lụa,... vải Bố cũng được chia thành nhiều loại khác nhau. Người ta thường hay dựa vào những tính chất riêng, đặc điểm cấu tạo cùng với định lượng để có thể phân loại dễ dàng hơn. Cụ thể:

Vải Kaki với định lượng là 14oz (100% Poly).

Vải Bố với định lượng là 4oz, 6oz, 12oz  (100% Cotton).

Vải Bố với định lượng là 18oz (vải bố 100% Cotton).

Vải Bố với định lượng là 12oz (65% Cotton, 35% Polyester).

Một số loại vải Bố đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay phải kể tới như: vải dệt từ sợi tổng hợp, vải dệt từ sợi gai dầu, vải dệt từ vải lanh, vải dệt từ Cotton.

Vải dệt từ sợi tổng hợp như PE và Nylon


Loại vải này có độ bền khá cao, nó hiện đang được ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Tùy vào nhu cầu cũng như những mục đích khác nhau người dùng có thể chọn lựa chất vải tổng hợp này.

Vải được dệt từ những sợi gai dầu

Đây là một trong những chất vải có rất nhiều ưu điểm nổi trội về vật lý. Chẳng hạn như khả năng chịu được nhiệt độ cao, chống ẩm mốc rất tốt cùng với độ bền tốt... Thế nhưng, có một điều đáng tiếc ở loại vải này là tính thẩm mỹ của những sản phẩm khi được tạo thành sẽ không được đẹp. Chính vì thế mà người ta thường chỉ biết tới vải dệt từ sợi gai dầu là từ các tấm bạt thôi.

Vải được dệt từ sợi lanh

Sợi Lanh chính là nguyên liệu chủ yếu dệt thành vải Canvas. Để có thể dệt được loại vải này thì thời gian lẫn chi phí nguyên liệu đều khá cao. Chính vì thế mà giá thành của sản phẩm cũng vô cùng đắt. Nó đắt hơn khoảng 2 đến 3 lần so với các loại vải thường dùng khác. Vậy nên bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn mua vải Canvas. Chỉ khi nào cần thiết mới nên sử dụng loại vải cao cấp này bạn nhé.

Vải được dệt từ Cotton

Hoàn toàn ngược lại với chất vải Canvas về giá thành. Vải thô Cotton có mức giá khá rẻ. Nó phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng hiện nay. Thế nhưng, chúng vẫn giữ được bản chất của vải là bền và chắc. Chính vì lý do đó mà vải thô Cotton được sử dụng phổ biến trong ngành trong đời sống, đặc biệt là những mặt hàng thời trang.

Ưu nhược điểm của chất vải Bố

Ưu điểm của vải Bố

Loại vải này có trọng lượng rất nhẹ. Chính vì thế việc bảo quản, vệ sinh cũng như gấp cuộn lại trở nên rất dễ dàng. Điều này đã giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như không gian chứa đựng.

Ngoài ra khả năng chống thấm nước của chất vải này cũng rất tốt khi gặp trời mưa.

Mặt khác vải Bố còn có được khả năng giữ màu cực kỳ tốt dù nó ở trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.

Do có gốc từ 100% sợi Cotton hay gai dầu, cho nên nó rất an toàn và tuyệt đối không hề gây ảnh hưởng gì tới làn da cũng như sức khỏe của người sử dụng. Đồng thời loại vải này còn có thể tái sử dụng được cho nên nó vô cùng thân thiện với môi trường sống của chúng ta.

Ưu điểm lớn nhất mà chúng ta phải kể tới của chất vải này đó chính là nó dễ dàng kết hợp được với những đặc tính hóa học giúp tăng được tính tự nhiên cùng với khả năng chống chịu nước, kháng nấm mốc và chống cháy.

Nhược điểm

Tuy nhiên cũng như bao loại vải khác thì vải Bố cũng tồn tại một số nhược điểm như:

Vì có khả năng thấm hút cực kỳ tốt, chính vì thế tuổi thọ của chất vải này sẽ không cao.

Hơn nữa, vải Bố còn không có khả năng chịu được những vật cứng, sắc nhọn hoặc vật có tải trọng lớn.

Mặt khác chất vải này khá dày, vì thế khi giặt nó sẽ lâu khô hơn so với những chất vải khác.

Ứng dụng của chất Bố trong may mặc, đời sống


Vải Bố được sử dụng rất nhiều trong đời sống, may mặc. Từ các tấm vải thô được dệt ra, trải qua bàn tay của các nghệ nhân tài ba lại tạo ra một sản phẩm mới. Chúng vừa thân thiện với môi trường, lại an toàn với con người.

Quần áo, váy, đầm từ vải Bố đem tới cho người mặc cảm giác thoáng mát, dễ chịu.

Khăn trải bàn giúp tạo nên không gian tinh tế, sang trọng, ấm cúng hơn. Đồng thời nó còn tạo nên được điểm nhấn cho không gian bài trí.

Rèm cửa: Không chỉ che nắng hiệu quả mà sản phẩm này còn làm đẹp, khiến không gian trở nên độc đáo hơn. Hơn hết rèm cửa từ vải Bố còn thể hiện được gu thẩm mỹ tinh tế của gia chủ.

Túi xách, balo cá tính, trẻ trung dành cho những ai đam mê thời trang bụi bặm.

Bọc sổ độc đáo.

Bọc gối, nệm tạo nên một diện mạo mới cho không gian bài trí.

Làm giày: Đem lại sự êm ái, thoáng mát cho đôi chân và nhẹ nhàng, dễ di chuyển.

Làm đồ Handmade như: móc khóa, túi thơm, quà lưu niệm,...

Nguyên tắc bảo quản vải Bố 

Bất kỳ một loại vải nào dù có bền tới đâu nếu như không biết cách bảo quản thì nó cũng sẽ giảm tuổi thọ. Vậy với vải Bố nguyên tắc bảo quản là gì?

Không nên giặt thường xuyên

Nguyên tắc đầu tiên chúng ta cần lưu ý với những sản phẩm làm từ chất vải này đó chính là không nên giặt thường xuyên. Sở dĩ khi tiếp xúc trực tiếp và nhiều lần với những hóa chất tẩy rửa sẽ khiến cho vải nhanh chóng bị phai màu và mất tính thẩm mỹ.

Trong những trường hợp các vết bẩn quá cứng đầu bắt buộc cần phải giặt, nàng hãy pha nước lạnh với xà phòng thật loãng rồi ngâm sản phẩm. Tuyệt đối không được giặt bằng nước nóng và không dùng những chất tẩy rửa mạnh bạn nhé.

Không giặt máy

Không nên cho sản phẩm làm từ vải bố vào trong máy giặt. Nếu có giặt bằng máy bạn tuyệt đối không được dùng chức năng vắt của máy. Bởi lẽ sức vắt của máy sẽ khiến cho vải bị nhàu nhĩ, mất form dáng. Hơn thế, những hình ảnh trang trí bên trên sản phẩm cũng dễ bị bay màu, đứt khi cho vào máy.

Không sấy vải Bố sau khi giặt

Các sản phẩm khi được làm từ chất vải này, tuyệt đối không nên sấy dưới nhiệt độ cao. Bởi nhiệt độ cao sẽ khiến cho vải bị cứng, giòn và mau hỏng hơn. Thay vào đó sau khi giặt xong bạn hãy phơi sản phẩm tại nơi thoáng mát, tránh ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Không gấp 

Sau khi giặt, phơi khô, chúng ta thường có thói quen gấp đồ để cất cho gọn. Nhưng với những sản phẩm làm từ chất vải bố thì bạn không nên làm điều này. Bởi những nếp gấp lâu ngày sẽ khiến cho cho chất lượng của vải bị giảm, không còn được như ban đầu nữa, form dáng cũng mất đi. Có thể nói đây là một sai lầm nhiều người đang mắc phải. Bởi họ nghĩ vải Bố thường bền và có khả năng co giãn tốt.

Vì vậy bạn nên lưu ý điều này nhé, hãy treo sản phẩm lên mắc trong không gian rộng rãi như tủ quần áo, và hạn chế những nếp gấp.

Không treo những đồ nặng trong túi 

Nếu như bạn sử dụng chiếc túi, balo làm từ vải Bố, vậy đừng có để quá nhiều đố nhé. Bởi quai túi sẽ không thể chịu được trọng lượng lớn và nó dễ bị đứt hoặc làm hỏng túi đấy. kể cả khi bạn không dùng tới túi cũng nên lấy hết những đồ đạc bên trong túi ra rồi treo túi lên tường hoặc móc để bảo quản.

Cách vệ sinh những sản phẩm làm từ vải Bố 


Để những sản phẩm làm từ vải Bố luôn bền đẹp, có tuổi thọ dài lâu, bạn cần có những cách vệ sinh hợp lý. Việc vệ sinh vải Bố cũng không quá khó, dưới đây là một số cách bạn nên áp dụng:

Dùng tới những miếng bọt biển cùng với nước sạch để lau nhẹ nhàng các vết bẩn có trên vải.

Để làm sạch vải bạn hãy ngâm nó ở trong nước lạnh. Tuyệt đối tránh việc ngân vải với nước nóng. 

Dùng những loại xà phòng loãng để ngâm vải, sau đó hãy giặt sạch vải lại bằng nước lạnh. 

Tròn trường hợp bắt buộc phải dùng tới thuốc tẩy, bạn hãy pha loãng nó với nước lạnh trước khi ngâm vải. 

Kate là chất vải được dệt bởi sự kết hợp giữa sợi bông tự nhiên (sợi Cotton) và sợi nhân tạo (sợi Polyester). Thành phần chính của Kate đó chính là 65% Cotton cùng với 35% Polyester. Nhờ vào sự kết hợp này mà chất vải này đã sở hữu cả ưu điểm của vải Cotton lẫn vải Polyester.

Tại Việt Nam, Kate được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng thấm hút tốt, không bị phai màu, độ bền cao, giá thành rẻ, đặc biệt nó rất phù hợp với khí hậu khắc nghiệt ở đây. Chính vì lẽ đó vải Kate hiện xuất hiện ở khắp mọi nơi từ những bộ quần áo học sinh tới bộ sơ mi đắt tiền của dân văn phòng...

Ưu nhược điểm của chất vải Kate

Ưu điểm của vải Kate

Điều khiến chất vải Kate được nhiều người tin dùng là nhờ những đặc tính nổi trội sau:

Độ bền của vải cao

Ưu điểm mọi người yêu thích nhất của vải Kate chính là độ bền của nó. Do nó được làm chủ yếu từ sợi tổng hợp như Cotton và Poly. Không những thế, chất vải này còn có khả năng co giãn vừa phải và nó không hề bị co rút khi giặt ủi rất tốt cho công nghiệp may quần áo. Chính vì thế những bộ trang phục làm từ vải Kate luôn được nhiều người ưu tiên chọn lựa.

Khả năng thấm hút tốt

Ngoài ra chất vải này còn có khả năng thấm hút cực tốt. Vì thế mà vải rất phù hợp với những ngày nắng nóng của mùa hè. Nó sẽ giúp thấm hút được mô hôi đem tới cho bạn cảm giác khô thoáng, thoải mái suốt cả ngày. Chính vì khả năng này nên vải Kate thường được dùng để may những trang phục cho hoạt động thể thao, trang phục mùa hè...

Chống nhăn, giữ màu tốt

Bên cạnh đó vải còn có khả năng chống nhăn, giữ màu cực tốt, bề mặt mịn, phẳng. Vậy nên việc làm sạch, giặt giũ và bảo quản những sản phẩm làm từ vải Kate cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Và do bề mặt vải mềm, thoáng mát nên nó thường được ưa chuộng trong ngành thời trang may mặc.

Không gây kích ứng da

Do được sản xuất từ các loại sợi tự nhiên đã qua bước khử trùng kỹ lưỡng cho nên vải Kate an toàn tuyệt đối với người dùng. Hơn nữa, vải còn tạo cho người dùng cảm giác dễ chịu và hoàn toàn không gây ra những tình trạng kích ứng da.

Nhược điểm 

Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội, thế nhưng chất vải Kate có thể sẽ bị biến dạng khi nó ở nhiệt độ cao. Ngoài ra khi đốt vải Kate sẽ có mùi nhựa khó chịu bởi nó được làm từ các sợi Poly nhân tạo. Trong đó phần Cotton thường sẽ bị phân hủy nhưng phần sợi Poly sẽ bị vón cục lại.

Các loại vải Kate phổ biến nhất tại Việt Nam

Nhờ vào công nghệ sản xuất tân tiến, hiện đại mà vải Kate ngày nay đã được biến thể thành khá nhiều chất liệu khác nhau. Chẳng hạn như vải Kate Mỹ, Kate Lụa,  Kate Thái, Kate Xô, Kate thun, Kate Ford. Mỗi loại sẽ có các ưu điểm riêng và chúng phù hợp với từng mục đích dùng. Chẳng hạn như:

Vải Kate Lụa

Loại vải này còn được gọi là Kate Silk hay Kate nhung. Đây là chất vải có độ bền màu cao, khả năng chống xô dạt, kéo dãn và chống nhăn tốt. Tuy nhiên khả năng thấm hút của Kate lụa rất kém do thành phần chất Poly khá cao.

Giá Kate lụa khá rẻ, cho nên thường được dùng để may những bộ đồng phục học sinh cùng đồng phục công nhân. Bên cạnh đó vải Kate còn có sắc màu khá đơn giản. Có thể nói chúng có đến hơn 90 màu sắc khác nhau cho bạn tha hồ chọn lựa để may quần áo cho mình. Dù Kate Lụa không hề được tốt khi so sánh với các loại vải Kate khác, thế nhưng giá của Kate Silk lại khá rẻ và phù hợp với túi tiền cho nên nó vẫn được nhiều người yêu thích.

Vải Kate Ford

Loại vải Kate này có khả năng thấm hút cực kỳ tốt. Thế nhưng nó vẫn có nhược điểm là vải hơi dày. Đồng thời chất vải này vẫn còn hiện tượng xổ lông. Kate Ford thường được chọn để may các loại áo sơ mi văn phòng, nó tạo nên cho người mặc sự thoải mái. Không những vậy chất vải này còn được chọn để may những đồng phục y tế như áo đồng phục điều dưỡng, áo Blouse y tá, áo Blouse bác sĩ,...

Vải Kate Polin

Kate Polin là loại vải Katin dày hơn so với Kate Lụa và Kate Mỹ. Sản phẩm này có cấu tạo phần trăm của sợi Cotton lớn hơn sợi Poly cho nên nó có khả năng thấm hút tốt hơn với Kate Lụa. Vậy nên chất liệu này thường được dùng để may những trang phục cao cấp hay trang phục học sinh hoặc mà cho những nhân viên văn phòng.

Vải Kate sọc

Đây là loại vải Kate được nhuộm một cách khéo léo để tạo ra những sọc to nhỏ với rất nhiều phiên bản sắc màu khác nhau. Nó không chỉ là chất liệu được nhiều người ưa chuộng khi có ý định may áo sơ mi mà Kate sọc còn được yêu thích bởi sự biến hóa về phong cách từ lịch lãm tới cá tính.

Vải Kate Hàn Quốc

Kate Hàn Quốc hay còn được gọi là Kate Nam Triều Tiên. Tên gọi của loại vải Kate này là chỉ nguồn gốc xuất xứ của nó. Cũng như Kate Lụa, vải Kate Hàn Quốc có giá thành khá rẻ, chất lượng lại ổn định cho nên chúng thường được dùng để may đồng phục cho các công nhân trong khu nhà máy, công nghiệp với số lượng lớn.

Vải Kate Mỹ, Nhật, Ý


Vải Kate Mỹ, Kate Nhật, Kate Ý là những loại vải Kate có giá khá cao với chất lượng tốt nhất. Vì thế chúng chỉ được sử dụng để may những loại đồ cao cấp như áo sơ mi, váy công sở cho những sếp lớn. Tên gọi của những loại vải này là dựa vào các nước sản xuất ra chúng. Vải Kate loại này được đệt với máy móc tân tiến hơn cho nên sợi dệt sẽ dày hơn so với Kate Lụa. Đồng thời nó cũng có sắc màu đa dạng do được pha trộn nhiều cùng với đó là khả năng thấm hút tốt hơn.

Ứng dụng của chất liệu vải Kate trong may mặc

Dùng vải Kate để may các loại áo sơ mi là chọn lựa phổ biến nhất hiện nay. Có rất nhiều doanh nghiệp, nhà may hay các xưởng may, shop quần áo đã dùng vải Kate để may áo sơ mi cho cả nữ lẫn nam.

Loại vải Kate giúp tạo nên form áo đẹp mắt, cứng cáp, ít xổ lông và đặc biệt hơn là nó không bị nhăn. Vậy nên, xu hướng sử dụng vải Kate may áo sơ mi đang ngày càng tăng cao và trở nên thông dụng trong ngành may mặc. Đến thời điểm hiện tại vải Kate được sử dụng để may áo sơ mi cho những đối tượng: Nam, nữ công sở, đồng phục bảo hộ, nhân viên PG, đồng phục tạp vụ,...

Dùng vải Kate may quần

Sở hữu đặc tính ít nhăn và cứng cáp, cho nên Kate được nhiều người chọn lựa làm chất liệu vải để may quần. Một số mẫu quần được may từ các loại vải Kate như: Quần âu, quần tây, quần công sở nữ, quần công sở nam, quần nhân viên,...

Cảm ơn đã xem bài viết!

Đăng nhận xét

© Diễn Đàn May Mặc. All rights reserved. Developed by Jago Desain